Bật mí 5 tiêu chí giúp bạn mua được bộ đàm tốt

Máy bộ đàm cầm tay được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên để chọn được bộ đàm tốt là một điều không hề đơn giản. Nếu đang gặp khó khăn khi chọn mua sản phẩm này, thì đừng bỏ lỡ bài viết này nhé!

>>> Có thể bạn quan tâm: Tư vấn chọn mua máy bộ đàm cầm tay phù hợp cho công việc

1. Chọn nhãn hiệu và nơi mua

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như máy bộ đàm KBC, ICOM, Motorola, Kenwood,... Đây là những nhãn hiệu được nhiều khách hàng ưa chuộng nhờ chất lượng tốt và độ bền cao.

Bạn nên lựa chọn cho mình một nơi uy tín để tránh mua phải hàng rởm.

2. Dung lượng pin

Dung lượng pin biểu hiện cho thời gian sử dụng bộ đàm. Dung lượng càng cao thì thời gian sử dụng càng lâu, dung lượng pin cao kéo theo thời gian sạc lâu hơn.

Trên thị trường hiện nay chủ yếu có 3 loại pin sau:

  • Nikel Cadmium (Ni-Cd)- trung bình
  • Nikel Metal Hyderide (Ni-MH) - cao
  • Lithium Ion (Li-Ion) cao nhất cho phép sạc nhồi.

3. Công suất

Công suất trung bình của bộ đàm hiện nay là 5W. Chỉ số này biểu hiện cho hiệu quả thu phát tín hiệu. Khi chọn cần dựa vào môi trường sử dụng chọn loại bộ đàm cho phù hợp. Bạn nên biết, công suất và cự ly truyền phát tín hiệu sẽ tỉ lệ thuận với nhau.

4. Lựa chọn tính năng

  • Công suất phát RF: công suất càng cao, cự ly liên lạc cũng cao. Công suất máy bộ đàm hiện nay thường là 4-5W, 5,5W hay là 7W.
  • Công suất âm thanh: trong môi trường sử dụng bộ đàm ồn ào như nhà hàng, công trình xây dựng thì cần công suất âm thanh lớn để tiện cho việc trao đổi thông tin.
  • Tính năng bảo vệ, an toàn: nên lựa chọn những loại máy được sản xuất theo tiêu chuẩn quân đội Mỹ (MIL-STD810), tiêu chuẩn chống nước (IPXX), tiêu chuẩn về phòng chống cháy nổ,...
  • Khả năng bảo mật thông tin: Tùy thuộc vào từng loại bộ đàm mà cấp độ bảo mật khác nhau.

5. Lựa chọn băng tần

Hiện nay, bộ đàm cầm tay có 2 loại băng tần chính là:

  • VHF (tần số 136 – 174 MHz)
  • UHF (tần số 400 – 470 MHz)

Dựa vào vị trí sử dụng khác nhau mà bạn có thể chọn băng tần khác nhau. Khu vực trống trải, ít có vật cản thì nên chọn VHF và đối với khu vực nhà cao tầng, nhiều công trình xây dựng trong thành phố nên chọn UHF.

Với những chia sẻ trên, giờ đây bạn đã tự tin để chọn cho mình 1 chiếc bộ đàm cầm tay chất lượng và phù hợp với nhu cầu sử dụng rồi phải không? Chúc bạn sớm tìm được cho mình sản phẩm phù hợp nhé.