Sử dụng bộ đàm có phải đăng ký không? Đăng kí như thế nào?

Hướng dẫn đăng ký cấp phép sử dụng tần số máy bộ đàm cầm tay với cơ quan chức năng đơn giản, gọn nhẹ sẽ được Kinh Bắc giới thiệu đến các bạn trong bài viết dưới đây !

Bạn là một công ty an ninh, một nhà hàng, một công trường xây dựng, một khách sạn….Bạn đang muốn sử dụng máy bộ đàm cầm tay để liên lạc, bạn đã chọn cho minh một dòng bộ đàm thích hợp.

Xem thêm: Bị phạt hình sự vì sử dụng bộ đàm không phép

Nhưng bạn lại băn khoăn không biết sử dụng bộ đàm có phải đăng ký không? Sử dụng bộ đàm có phải xin phép không? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp các bạn có những thông tin cơ bản để trả lời thắc mắc trên.

Theo quy định của pháp luật hiện hành tại khoản 1 điều 16 luật tần số vô tuyến điện , mọi tổ chức, cá nhân sử dụng băng tần số, tần số vô tuyến điện và thiết bị phát sóng vô tuyến điện phải có giấy phép trừ trường hợp thiết bị sử dụng nằm trong danh mục thiết bị vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện. 

Do đó, mọi hành vi sử dụng băng tần, tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện không có giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.

Điều 77 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện có nội dung về việc xử phạt vi phạm quy định về sử dụng tần số, thiết bị vô tuyến điện.

Theo đó, các cá nhân tổ chức có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trên một thiết b đối với hành vi sử dụng tần số, thiết bị văn phòng vô tuyến điện có công suất nhỏ hơn hoặc bằng 150W mà không có giây phép.

  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trên một thiết bị đối với hành vi sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện có công suất lớn hơn 150 W và nhỏ hơn hoặc bằng 500 W mà không có giấy phép.
     
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trên một thiết bị đối với hành vi sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện có công suất lớn hơn 500 W và nhỏ hơn hoặc bằng 1 kW mà không có giấy phép.
     
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trên một thiết bị đối với hành vi sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện có công suất lớn hơn 1 kW và nhỏ hơn hoặc bằng 5 kW mà không có giấy phép.
     
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trên một thiết bị đối với hành vi sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện có công suất lớn hơn 5 kW và nhỏ hơn hoặc bằng 10 kW mà không có giấy phép.
     
  • Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm và bị truy thu phí sử dụng tần số trong thời gian sử dụng tần số không có giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.
     

Do đó, việc sử dụng bộ đàm là thiết bị phát sóng vô tuyến điện, nếu không có giấy phép thì tùy thuộc vào công suất và số lượng của bộ đàm mà tổ chức, cá nhân phải nộp phạt vi phạm hành chính tương đương với hành vi vi phạm.

Khi sử dụng bộ đàm các bạn phải đăng ký tần số với cơ quan quản lý. Chi phí đăng ký sẽ phụ thuộc vào nơi bạn sử dụng và công suất thiết bị. Cũng như băng thông dải tần bạn mua.

Những trường hợp khi sử dụng bộ đàm mà không cần có giấy phép gồm: Máy bộ đàm tầm gần được đặt trên phương tiện nghề cá, hoạt động từ băng tần 26.96 MHz đến 27.41 MHz. Sử dụng để liên lạc giữa các phương tiện nghề cá hoạt động tại các vùng biển của nước ta.

 

Các trường hợp sử dụng phải có giấy phép gồm:

-Máy bộ đàm tầm gần đặt trên phương tiện nghề cá không hoạt động.

-Máy bộ đàm tầm xa hoạt động trên nghề cá hoặc đặt trên bờ để có thể liên lạc được với các phương tiện nghề cá với nhau.

Đăng ký tần số máy bộ đàm như thế nào? Kinh Bắc xin Hướng dẫn đăng ký tần số bộ đàm như sau:

Xem thêm: Bộ đàm KBC PT186

                   Bộ đàm KBC PT168

1. THỦ TỤC HÀNH CHÁNH - ( Hãy LIÊN HỆ QUA CHAT TRỰC TUYẾN HOẶC LIÊN HỆ TỚI HOTLINE KINH BẮC SẼ TƯ VẤN CHO BẠN )

1.1 Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Cá nhân, Tổ chức đều có thể đăng ký tần số máy bộ đàm

1.2 Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp phép đăng ký tần số sử dụng máy bộ đàm: Bộ Thông tin và Truyền thông

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Tần số vô tuyến điện

+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Bộ Tài chính

1.3 Trình tự thực hiện đăng ký tần số sử dụng máy bộ đàm

+ Tổ chức và cá nhân sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện (sau đây gọi là người  sử dụng) chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện (sau đây gọi là hồ sơ cấp phép) theo quy định tại Thông tư số 24/2010/TT-BTTTT ngày 28/10/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

+ Người sử dụng gửi hồ sơ xin cấp phép về Cục Tần số vô tuyến điện hoặc các Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực hoặc các Sở Thông tin và Truyền thông được Cục Tần số ủy quyền.

+ Cục Tần số vô tuyến điện thụ lý hồ sơ cấp phép:

++ Cục Tần số vô tuyến điện giải quyết cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

++ Trường hợp đặc biệt, khi hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện của cùng một tổ chức, cá nhân gửi trong vòng 20 ngày làm việc có số lượng tần số vô tuyến điện cần phải ấn định vượt quá 100 tần số thì trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Tần số số vô tuyến điện thông báo bằng văn bản l‎‎ý do và dự kiến thời gian giải quyết (tối đa không quá 6 tháng) cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép.

++ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Tần số vô tuyến điện có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

++ Trường hợp từ chối cấp giấy phép, Cục Tần số vô tuyến điện thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho tổ chức, cá nhân trong thời hạn 20 ngày làm việc hoặc tối đa không quá 6 tháng đối với trường hợp đặc biệt.

++ Đối với trường hợp phải thay đổi tần số do không xử lý được nhiễu có hại, thời hạn giải quyết cấp giấy phép không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận về xử lý nhiễu có hại.

++ Người sử dụng căn cứ văn bản nhận được từ Cục Tần số vô tuyến điện để bổ sung hồ sơ, nộp phí theo thông báo, sau đó nhận giấy phép tại nơi thu phí và lệ phí hoặc qua đường bưu điện.

1.4 Cách thức thực hiện đăng ký tần số sử dụng máy bộ đàm

+ Thông qua hệ thống bưu chính, chuyển phát

+ Trụ sở cơ quan hành chính

+ Thông qua thư điện tử

1.5 Thành phần, số lượng hồ sơ đăng ký tần số sử dụng máy bộ đàm

+ Hồ sơ cấp mới gồm:

++ Bản khai đề nghị cấp Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo mẫu 1g Phụ lục 2 của Thông tư số 24/2010/TT-BTTTT ngày 28/10/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông;

++ Bản sao giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng có liên quan theo quy định (không áp dụng đối với mạng thông tin vô tuyến điện nội bộ);

++ Bản sao có chứng thực theo quy định Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn đối với cá nhân đề nghị cấp giấy phép.

+ Hồ sơ gia hạn giấy phép gồm:

++ Bản khai đề nghị cấp Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo mẫu 1g Phụ lục 2 của Thông tư số 24/2010/TT-BTTTT ngày 28/10/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông;

++ Bản sao giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng có liên quan theo quy định (nếu giấy phép được cấp trước đây có thay đổi).

+ Hồ sơ sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép gồm:

++ Bản khai đề nghị cấp Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo mẫu 1g Phụ lục 2 của Thông tư số 24/2010/TT-BTTTT ngày 28/10/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông;

++ Các tài liệu giải thích nội dung cần sửa đổi, bổ sung (khi được yêu cầu).

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

1.6 Tên mẫu đơn, tờ khai đăng ký tần số sử dụng máy bộ đàm

Bản khai mẫu 1g – Bản khai đề nghị cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện (Đối với mạng thông tin vô tuyến điện nội bộ, mạng viễn thông dùng riêng sử dụng tần số VTĐ thuộc nghiệp vụ di động) của Thông tư số 24/2010/TT-BTTTT ngày 28/10/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

1.7 Yêu cầu, điều kiện đăng ký tần số sử dụng máy bộ đàm

+ Điều kiện cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện

++ Sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện vào mục đích và nghiệp vụ vô tuyến điện mà pháp luật không cấm;

++ Có giấy phép viễn thông theo quy định của pháp luật về viễn thông đối với tổ chức xin cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện để thiết lập mạng viễn thông, mạng truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình;

++ Có phương án sử dụng tần số vô tuyến điện khả thi, phù hợp quy hoạch tần số vô tuyến điện;

++ Có thiết bị vô tuyến điện phù hợp quy chuẩn kỹ thuật về phát xạ vô tuyến điện, an toàn bức xạ vô tuyến điện và tương thích điện từ;

++ Cam kết thực hiện quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; kiểm tra, giải quyết nhiễu có hại và an toàn bức xạ vô tuyến điện;

+ Điều kiện gia hạn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện:

++ Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thực hiện đầy đủ nghĩa vụ được quy định cho từng loại giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tương ứng;

++ Thời hạn hiệu lực của giấy phép còn lại ít nhất là 30 ngày

++ Tổng thời hạn cấp lần đầu và các lần gia hạn giấy phép không vượt quá thời hạn tối đa quy định cho từng loại giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tương ứng; trường hợp cấp lần đầu bằng thời hạn tối đa quy định cho loại giấy phép tương ứng thì chỉ được xem xét gia hạn tối đa là một năm.

+ Điều kiện sửa đổi, bổ sung giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện:

++ Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện còn hiệu lực;

++ Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định cho từng loại giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tương ứng;

++ Việc sửa đổi, bổ sung phải phù hợp với quy định tại các điều 19, 20 và 21 của Luật Tần số vô tuyến điện.

1.8 Thời hạn giải quyết

20 ngày làm việc hoặc tối đa không quá 6 tháng đối với trường hợp đặc biệt

 

1.9 Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Giấy phép sử dụng tần số bộ đàm

Chúng tôi có mặt ở khắp các miền Bắc, Trung, Nam để có thể phục vụ các bạn ở khắp các vùng miền trên cả nước.Hãy liên hệ với chúng tôi, để nhận được các sản phẩm máy bộ đàm giá rẻ nhưng chất lượng cùng chế độ hậu đãi tốt.

2. LỆ PHÍ 

Lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số bộ đàm

(Ban hành kèm theo Thông tư số 112/2013/TT-BTC

ngày 15 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính)

STT

Chỉ tiêu

Mức thu một lần cấp (1.000 đồng)
IGiấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện(1): 
1Đối với các nghiệp vụ vô tuyến điện (trừ các khoản từ 2 đến 5 mục I này) 
P ≤ 1 w50
1w < P ≤ 15w300
P > 15 w600
2Đối với tuyến vi ba, đài tàu biển, tàu bay500
3Đối với thiết bị vô tuyến điện nghiệp dư240
4Đối với đài vô tuyến điện đặt trên các phương tiện nghề cá, đài vô tuyến điện liên lạc với phương tiện nghề cá50
5Đối với phát thanh, truyền hình:  
5.1Cấp cho các đơn vị là cơ quan báo chí, doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình1.000
5.2Cấp cho tổ chức, cá nhân khác200
IIGiấy phép sử dụng băng tần10.000
IIIGiấy phép sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh10.000

Lệ Phí sử dụng tần số cho máy bộ đàm.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Công ty Cổ phần Phát triển và Chuyển giao Công nghệ Kinh Bắc
Hotline: 0988 544 355
Website: http://www.kinhbacjsc.vn/  - http://bodamchuyendung.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/kinhbacjsc.vn

 

Bộ đàm KBC PT-2500

 

Bộ đàm KBC PT-3500

 

Bộ đàm KBL-U100/V100

 

Bộ đàm KBC PT-U100

 

Bộ đàm KBC PT5000

 

Bộ đàm KBC PT4000

 

Bộ đàm KBC PT168

 

Bộ đàm KBC PT186