Ngư dân trẻ Quảng Nam tích cực vươn khơi, bám biển

Nhờ các chính sách ưu đãi của Nhà nước, nhiều ngư dân, nhóm hộ ngư dân ở Quảng Nam đã được vay vốn, đầu tư đóng mới tàu vỏ thép công suất lớn, thiết bị đi biển, thiết bị khai thác, thiết bị bảo quản hiện đại.

Nhờ các chính sách ưu đãi của Nhà nước, nhiều ngư dân, nhóm hộ ngư dân ở Quảng Nam đã được vay vốn, đầu tư đóng mới tàu vỏ thép công suất lớn, thiết bị đi biển, thiết bị khai thác, thiết bị bảo quản hiện đại.

Các bài viết liên quan

  1. Nơi kết nối ngư dân trên biển với bờ
  2. Sở NN&PTNN Đà Nẵng hỗ trợ 79,7 tỷ đồng và hỗ trợ 82 máy bộ đàm VX-1700
  3. Hệ thống bộ đàm siêu việt của Israel góp công lớn trong chiến dịch giải cứu đội bóng Thái

Do đó, thay vì khai thác ngắn ngày ở ngư trường gần bờ, ngư dân Quảng Nam đã không ngừng vươn ra ngư trường xa khơi, đánh bắt hải sản dài ngày trên biển. Lực lượng lao động trên tàu cũng đã có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng trẻ hơn, ứng dụng công nghệ tốt hơn… để đáp ứng nhu cầu bám biển dài ngày.

Chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu cá số hiệu QNa 91327 TS Nguyễn Thanh Tiến ở làng chài Sâm Linh Đông, xã Tam Quang, huyện Núi Thành chia sẻ: Tàu cá của anh có công suất 830CV. Anh đã hợp sức với tàu của hai người em là Nguyễn Thanh Vương, Nguyễn Thanh Thành và một số tàu khác, nâng tổng công suất đội tàu của ngư dân trẻ lên trên 4000 CV. Bên cạnh đó, các ngư dân còn lập một tổ đoàn kết, chuyên nghề lưới vây ánh sáng ở ngư trường Hoàng Sa và trở thành một trong những tổ đội thành công với mô hình này.

Hiện nay, nhờ có các thiết bị hỗ trợ như máy tầm ngư, máy định vị, máy dò ngang, máy dò dọc, có khả năng quét được toàn bộ các hướng hoạt động, hướng di chuyển của đàn cá, các ngư dân trẻ như anh Nguyễn Thanh Tiến thuận lợi hơn trong quá trình khai thác hải sản. Chẳng hạn, với tàu công suất từ 800 CV trở lên và được lắp thiết bị đi biển hiện đại, ngư dân trẻ hoàn toàn có khả năng kéo mẻ cá nặng hàng tấn lên tàu một cách dễ dàng. Để làm được điều này, ngư dân trẻ phải làm chủ được các phương tiện, thiết bị trên tàu. 

Cũng hành nghề lưới vây ánh sáng ở ngư trường Hoàng Sa, chủ đôi tàu QNa 90315 TS  và QNa 90578 TS có tổng công suất xấp xỉ 1.800 CV Phạm Xuân Lệ ở thôn Sâm Linh Đông, xã Tam Quang cho biết: Chuyến đi biển vào cuối tháng 10 vừa qua, đôi tàu của anh thu được 60 tấn cá ngừ, cá nục. Qua mùa trăng này, anh sẽ khẩn trương vươn khơi bám biển vì đây là thời điểm đàn cá hoạt động mạnh.

Tàu cá của anh Lệ đã được trang bị đầy đủ các thiết bị hàng hải hiện đại. Theo anh Lệ, muốn sản xuất đạt phải đầu tư lớn, đặc biệt là máy dò cá ngang, dò dọc, có khả năng quét được toàn bộ các hướng hoạt động, di chuyển của đàn cá để có giải pháp tung lưới phù hợp.

Thuyền trưởng Phạm Xuân Lệ chia sẻ thêm: Làm ăn dài ngày trên biển, tàu đánh bắt xa bờ rất cần thông tin liên lạc. Thông tin không chỉ là cầu nối giữa ngư dân với đất liền mà còn liên quan đến an toàn sinh mạng con người và phương tiện trên biển. Do vậy các thiết bị như máy bộ đàm tầm xa, máy bộ đàm tầm ngắn (ICOM), máy định vị phải thường xuyên kết nối với máy trực canh ven bờ để kịp thời nắm bắt thông tin về thời tiết cũng như ngư trường, giá cả thị trường. 

Nếu như các anh Nguyễn Thanh Tiến, Nguyễn Thanh Vương, Nguyễn Thanh Thành, Phạm Xuân Lệ, Huỳnh Tạo… ở xã Tam Quang thành công với mô hình liên kết để làm nghề lưới vây ánh sáng, anh Lương Văn Cam, chủ tàu QNa 90039 TS, thuộc nghiệp đoàn nghề cá xã Tam Giang, huyện Núi Thành lại thành công với nghề câu mực. Trong chuyến biển thứ 3 năm 2018 cập bến vào cuối tháng 10 vừa qua, tàu  QNa 90039 TS  của anh Cam mang về 18 tấn mực khô, đạt doanh thu trên 2,9 tỷ đồng. Trừ chi phí sản xuất, chủ phương tiện thu lãi trên 500 triệu đồng. Bình quân mỗi lao động có thu nhập trên 45 triệu đồng. Còn tàu QNa 90129TS của anh Lương Văn Viên mang về 17 tấn mực khô, doanh thu trên 2,7 tỷ đồng. Bình quân mỗi lao động có thu nhập trên 40 triệu đồng. 

Là địa phương có đội tàu thuyền xa bờ hùng mạnh nhất tỉnh Quảng Nam, ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Núi Thành cho biết: Nghề chính của ngư dân Núi Thành là lưới vây ánh sáng, lưới rút, câu mực dài ngày. Để đảm bảo nguồn lao động ổn định và có chất lượng đối với những nghề khai thác chính, địa phương đang hạn chế việc đóng mới tàu có công suất nhỏ khai thác ven bờ, thay vào đó là tạo điều kiện cho ngư dân vay vốn để cải hoán, nâng cấp tàu có công suất lớn, tập trung lực lượng vào những ngành nghề chính, khai thác dài ngày trên biển.

Toàn huyện Núi Thành hiện có 2.310 tàu thuyền các loại, chiếm hơn một nửa tổng số tàu thuyền đánh cá trong toàn tỉnh nhưng chỉ có hơn 200 tàu có công suất từ 400 CV đến 1.100 CV chuyên hành nghề lưới vây ánh sáng, lưới vây đảo, câu mực khơi dài ngày. Do đó, thời gian tới, cùng với việc tạo điều kiện cho ngư dân vay vốn để đóng mới tàu công suất lớn, địa phương sẽ mở các lớp vận hành tàu thuyền công suất lớn, kỹ năng sửa chữa máy tàu khi gặp sự cố, kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới để giữ được chất lượng sản phẩm sau  khai thác. Các giải pháp này được thực hiện nhằm góp phần đưa kinh tế biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Núi Thành nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung.

Tin, ảnh: Đoàn Hữu Trung (TTXVN